Lenovo Thinkpad P51
Lenovo ThinkPad P51 là sản phẩm của ThinkPad vào năm 2017 được coi là một sự nâng cấp đáng giá so với ThinkPad P50 do cấu hình nay đã có thể lên tới Intel Core i7 vPro thế hệ 7 cực kì mạnh mẽ và tiết kiệm điện, kết hợp với RAM DDR4 2400MHz cho hiệu năng mạnh hơn ThinkPad P50 tới 25%. Thế nhưng tổng cân nặng của chiếc ThinkPad P51 lại nhẹ hơn ThinkPad P50 tới 0.2kg (2.5kg) giúp cho con quái vật này giờ đây đã trở nên cơ động hơn khá nhiều, giúp bạn có thể dễ dàng mang đi hơn so với thế hệ trước
Thiết kế.
Bề ngoài bằng nhựa của ThinkPad P51 không tạo cảm giác sang trọng như bề ngoài của các máy trạm di động HP Zbooks và Dell Precision, nhưng nó khá bền và chắc chắn. Bên trong khung máy, ThinkPad P51 có cấu trúc kim loại mà Lenovo gọi đó là rollcage, khi chúng tôi áp lực vào mặt sau, không có gợn sóng nào xuất hiện trên màn hình. Đặc điểm này ít có loại máy nào có thể làm được tốt hơn ThinkPad P51.
Thinkpad P51 vẫn sử dụng bộ khung nhôm, magie đây là kết cấu bền bỉ và ổn định của hãng Lenovo được sử dụng trong nhiều sản phẩm dòng thinkpad cùng với đó là nắp máy sử dụng sợi carbon, tất cả đều phải trải qua quá trình test kiểm tra độ bền theo tiêu chuẩn quân sự Mỹ MIL-STD 810G về độ ẩm, độ rung lắc, khả năng chống sốc và chịu nhiệt.
Do ThinkPad P51 là một máy trạm di động có hiệu năng giống như máy tính để bàn nên thật khó để hy vọng nó mỏng và nhẹ như những chiếc máy tính siêu mỏng khác. Khung máy 14,9 × 9,9 inch là một kích thước bình thường cho một máy tính xách tay có màn hình 15,6 inch, nhưng độ dày máy lên đến một inch, nhiều hơn 10 lần so với những gì chúng ta thường thấy ở những chiếc máy 15,6 inch như Ideapad Flex 5 15 của Lenovo , và trọng lượng 2.5kg của ThinkPad P51 cũng được cho là khá nặng.
Màn hình chi tiết, màu sắc rực rỡ
Màn hình 15.6″ FHD trên ThinkPad P51 có độ phân giải là 1920 x 1080 cùng độ bao phủ màu sắc đạt 98% sRGB, 77% AdobeRGB và độ sai lệch màu sắc chỉ là Delta E = 1.23 cho chất lượng hiển thị cực tốt với gam màu rộng cùng độ chân thực rất cao cho phép bạn có thể thoải mái thiết kế đồ họa và tạo ra những kiệt tác của đời mình.
Cấu hình cao cấp mới nhất tốt nhất
Thinkpad P51 sở hữu cấu hình mới nhất hiện nay dành cho dòng mobile workstation gồm cpu intel i7-7700HQ , RAM 16GB, ssd nvme pcie 512Gb siêu nhanh cùng với vga Quadro M1200.
Sức mạnh của SSD NVMe PCIe hiện nay có thể gọi là vô đối nhất khi chỉ khoảng 10 giây bạn đã có thể sao chép xong file nặng khoảng 5GB data dữ liệu tất cả chỉ như một cái chớp mắt. Các xử lý đa nhiệm đều được P51 đáp ứng nhanh chóng. Bạn dễ dàng treo 20 tab chrome cùng một lúc và vẫn thoải mái sử dụng các tác vụ khác để làm việc. Với VGA Quadro được tối ưu hiệu năng để xử lý các chi tiết đồ hoạ 3D phức tạp nên các phần mềm 3D Max, Revit, Lumion… máy đều có thể đáp ứng mượt mà và nhanh chóng. Và chắc chắn không ai mua máy trạm để chơi game cả vì nó chỉ dành cho xử lý đồ hoạ 3D thiết kế. Tuy nhiên không phải vì thế mà P51 không chơi được game. Nó vẫn giúp các bạn giải trí tốt với một số tựa game nhẹ nhàng không đòi hỏi đồ hoạ quá cao như liên minh huyền thoại.
Bàn phím
Bàn phím của Thinkpad P51 vẫn tốt hơn hầu hết các bàn phím của laptop khác trên thị trường. Nhưng nó không mang lại trải nghiệm tốt nhất như một số chiếc thinkpad khác. Hành trình phím chỉ là 1,7mm và lực nhấn cần thiết là 68 gram. Cảm giác gõ sẽ hơi cứng hơn những bàn phím có lực nhấn là 60 gram. Vẫn tương tự như những chiếc Thinkpad khác, P51 có một trackpoint màu đỏ cung cấp điều hướng cực chính xác và dễ dàng sử dụng.
Touchpad
Trên Thinkpad P51 có một bàn di chuột kích thước 4 x 2,2 inch. Với kích thước này bạn hoàn toàn thoải mái sử dụng hai hay ba ngón tay để thực hiện các thao tác đa điểm mà không gặp trở ngại gì. Mọi phản hồi đều nhanh và chính xác. Các phím chuột và cuộn trang được tách biệt giúp trải nghiệm khi sử dụng tốt hơn. Bề mặt touchpad cho cảm giác di cực mượt. Bạn có thể có cảm giác như đang sờ vào lụa vậy.
Cổng kết nối
Trên Thinkpad P51 có rất nhiều cổng kết nối và nó hầu hết được đặt ở cạnh sau của máy. Với cá nhân mình thì thích kiểu thiết kế này. Nó ít làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của mình khi sử dụng hơn.
Cạnh phải máy có một cổng mini displayport, hai cổng usb 3.0, giắc cắm tai nghe 3.5 kèm micro và khe khoá kensington.
Cạnh sau có cổng thunderbolt 3, Ethernet, HDMI, và hai cổng usb 3.0 nữa.
Cạnh trái chỉ có một đầu đọc thẻ SD và đầu đọc thẻ thông minh.
Thời lượng pin khá tốt
Thinkpad P51 mặc dù có màn hình có độ phân giải cao và các thành phần đòi hỏi sức mạnh, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng trong khoảng 4 tiếng đồng hồ với pin 6 cell hơn khá nhiều so với các mẫu laptop khác.
Tổng kết
ThinkPad P51 kết hợp hiệu suất tổng thể và đồ họa với màn hình đầy màu sắc, thiết kế bền và thời lượng pin khá tốt. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy tính xách tay xách tay có cấu hình cao dễ dàng cho các công việc chuyên nghiệp như lập trình, thiết kế 3d hay làm kiến trúc thì một lựa chọn cấu hình như Lenovo Thinkpad P51 là rất đáng lưu tâm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.